Thủ tục tái nhập khẩu hàng quế hồi bị trả về để tái chế và tái xuất khẩu
Chính sách mặt hàng
Căn cứ điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:
“Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
-
Hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (tái nhập hàng trả lại):
- Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
- Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
-
Hồ sơ hải quan:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
- Chứng từ vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
- Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này”.
Như vậy, về thủ tục khai báo hải quan tái nhập đối với hàng hoá đã xuất khẩu để sửa chữa sau đó tái xuất công ty thực hiện theo quy định tại điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Chính sách thuế
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/5/2015 của Chính phủ thì trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục tái xuất/tái nhập hàng hóa đã XK/NK thì cơ quan Hải quan thực hiện không thu thuế và quyết định việc thông quan theo quy định.
- Bên cạnh đó, quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ không thu thuế thực hiện như đối với thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
- Vậy nên hàng trả về sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu
Thủ tục hải quan
Nơi mở tờ khai, làm thủ tục hải quan và làm thủ tục không thu thuế hàng XK tái nhập: Làm tại CCHQ nơi mở tờ khai xuất khẩu. Vd: nếu xuất khẩu ở chi cục hải quan tại Hà Nội thì phải làm thủ tục tái nhập tại đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu tại Hà Nội (không phải đội nhập nhé).
Thủ tục và trình tự các công việc như sau:
B1: Đăng ký kiểm dịch thực vật:
Khi hàng về đến cảng và có giấy báo hàng về ta sẽ tiến hành làm kiểm dịch thực vật. Địa chỉ làm kiểm dịch thực vật tại Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật. Hồ sơ bao gồm:
- Công văn xin đăng ký kiểm dịch
- Chứng thư kiểm dịch lúc xuất khẩu ( bản gốc )
- Thỏa thuận trả lại hàng hóa
- Invoice + Packing List
- Bill xuất đi và Bill nhập về
Sau khi đăng ký kiểm dịch, hồ sơ được xử lý và cắt chì lấy mẫu đi kiểm tra.
B2: Mở tờ khai hải quan ( khi đã đăng ký kiểm dịch xong )
Sau khi đã đăng ký kiểm dịch xong đợi kết quả thì tiến hành mở tờ khai hải quan. Lưu ý đối với hàng trả về tờ khai sẽ vào phân luồng đỏ 100%. Hồ sơ đăng ký tờ khai sẽ bao gồm các chứng từ sau:
- Công Văn Xin Mở Tờ Khai Tạm Nhập Hàng Đã Xuất Khẩu Để Tái Chế
- Thỏa thuận trả lại hàng
- Bộ hồ sơ lúc xuất khẩu ( Invoice, Packing list, bill xuất , Tờ khai xuất )
- Bộ hồ sơ nhập khẩu ( invoice, packing list, bill nhập, và tờ khai nhập phân luồng)
Hải quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ không có vấn đề gì thì sẽ tiến hành kiểm hóa hàng thực tế và xác nhận biên bản kiểm hóa
B3: Làm hồ sơ không thu thuế
Khi đã kiểm hóa xong có biên bản kiểm hóa chúng ta sẽ tiến hành làm hồ sơ không thu thuế tại Đội Thuế nơi mở tờ khai. Hồ sơ bao gồm:
- Công văn xin không thu thuế đối với tờ khai tạm nhập
- Thỏa thuận trả lại hàng
- Bộ hồ sơ lúc xuất khẩu ( Invoice, Packing list, bill xuất , Tờ khai xuất )
- Bộ hồ sơ nhập khẩu ( invoice, packing list, bill nhập, và tờ khai nhập phân luồng)
- Chứng từ thanh toán ngân hàng
Hồ sơ sau khi được kiểm tra hợp lệ thì sẽ có Quyết định không thu thuế đối với tờ khai của chi cục trưởng nơi mở tờ khai
B3: Thông quan tờ khai
Sau khi có quyết định không thu thuế của Chi Cục trưởng và đồng thời có kết quả kiểm dịch. Đem các chứng từ đến đội tiếp nhận thủ tục hàng xuất để thông quan tờ khai
* Lưu Ý: Đối với tờ khai tạm nhập hàng đã xuất khẩu để tái chế sau đó xuất khẩu thì chỉ có thời hạn trong 275 ngày. Trong vòng 275 ngày bạn phải tiến hành mở tờ khai tái xuất theo tờ khai tạm nhập
Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu các doanh nghiệp tham khảo theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, nếu có thắc mắc về thủ tục hải quan, bạn có thể tham khảo thêm tại: Thủ tục hải quan.
Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục tái nhập khẩu hàng quế hồi bị trả về để tái chế và tái xuất khẩu, xin liên hệ với TRACO Logistics sớm nhất để được tư vấn và cung cấp dịch vụ trọn gói.