THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC
Chính sách nhập khẩu máy móc mới ? Về chính sách thì mặt hàng máy móc mới đa phần không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu hay phải xin giấy phép nhập khẩu. Cũng không phải làm bất cứ kiểm tra chuyên ngành nào khác trừ máy móc phục vụ cho ngành in hay thiết bị viễn thông, quốc phòng đặc thù.
Chính sách nhập khẩu máy móc cũ ? Về chính sách thì mặt hàng máy móc cũ thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
1. Các Yêu Cầu Khi Nhập Khẩu Máy Móc
Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện:
1.1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm.
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN). Hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam. Hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
1.2. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
b) Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1.3. Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng:
Chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.
1.4. Trong trường hợp đặc biệt, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá 10 năm:
Doanh nghiệp cần thiết phải nhập khẩu để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ hồ sơ và kiến nghị của doanh nghiệp. Bộ KH&CN phối hợp với các Bộ, Ngành xem xét, quyết định.
2. Quy Trình Nhập Khẩu Máy Móc
- Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương với nhà cung cấp sợ tổng hợp. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan. Trong đó có một số điều khoản chính như sau: Tên hàng. Quy cách hàng hóa. Số lượng, trọng lượng hàng. Chất lượng. Giá cả. Cách đóng gói. Và một số điều khoản quan trọng khác. Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…). Thời gian giao hàng Thanh toán. Thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C). Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua.
- Làm hoặc Thuê đơn vị làm thủ tục hải quan cho đầu xuất khẩu, vận chuyển quốc tế nếu có ( liên hệ TRACO Logistics ).
3. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và giám định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
3.1. HS Code máy móc thiết bị
Chính sách thuế nhập khẩu máy móc? Khi nhập khẩu máy móc cũ cũng như nhập khẩu máy móc mới. Để nắm được chi tiết thuế thì trước hết quan tâm đó là mã HS. Để xác định được mã Hs của máy móc thì cần những thông tin như sau: Tên máy (tên thương mại tiếng anh hoặc tiếng việt, như máy ép, máy chấn, máy cắt…). Ngành phục vụ ( cơ khí, nông nghiệp, lâm nghiệp…). Hoạt động bằng gì? ( Điện, dầu…) ngoài ra còn các thông tin khác như công suất… Thì sẽ xác định được chính sách thuế nhập khẩu máy móc và thuế VAT hàng nhập khẩu của máy móc đó ( 0%, 5%, 10%).
Ví dụ tham khảo: Mã HS máy nông nghiệp 8432 đến 8437. Mã HS Máy móc ngành dệt may 8444 đến 8448. Mã HS Máy móc gia công kim loại 8454 đến 8463…
Căn cứ Điều 7, Điều 8 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, hồ sơ thủ tục hải quan bao gồm:
3.2. Bộ hồ sơ nhập khẩu cơ bản gồm theo quy định của Luật Hải quan:
- –Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- – Sale contract (Hợp đồng mua bán).
- – Commercial Invoice (hóa đơn thương mại).
- – Packing list (Phiếu chi tiết đóng gói).
- – Bill of Lading.
- – C/O nếu có.
- – Các chứng từ khác (nếu có).
3.3. Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng: ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan. Doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:
Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng. (Kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu). Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng. Thủ tục nhập khẩu gồm một trong các tài liệu sau:
- 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất. Thiết bị đã qua sử dụng phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
- 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này. Năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3.4. Quy trình thông quan nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng:
Căn Cứ điều 8. Thủ tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng:
- Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp. Xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.
- Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng. Tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư này. Doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu sau:
– 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
– 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. Kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản. Doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
Trường hợp sau khi giám định có kết quả không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng. Lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.